Sau khi Ngân hàng Nhà nước nới “room” tín dụng và “mở hầu bao” các gói vốn kỳ hạn dài trên OMO, nhiều ngân hàng bắt đầu giảm lãi suất cho vay. Giới phân tích kỳ vọng đây sẽ trở thành xu hướng trong thời gian tới…
Trong thông cáo phát đi gần đây, ngân hàng SHB cho biết đã triển khai chương trình hỗ trợ giảm lãi suất từ 1,5-2%/năm cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Theo đó, SHB ưu tiên hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự án xanh… Các doanh nghiệp đang cần vốn để gấp rút sản xuất các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu cuối năm của người dân cũng được ngân hàng triển khai hỗ trợ.
Đồng thời, SHB còn miễn hoặc giảm phí trả nợ trước hạn, ưu đãi các phí dịch vụ, linh hoạt về thủ tục, hồ sơ vay vốn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm tạo thuận lợi, giúp khách hàng tiếp cận nhanh chóng nguồn vốn vay ưu đãi, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất dịp cận Tết.
Tương tự, VIB áp dụng chương trình giảm lãi suất đến 1,5% cho khách hàng trong thời gian từ 10/10/2022-30/06/2023 cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ (MSME) vay kinh doanh tại VIB.
Hay tại MB, ngân hàng này cũng có những gói ưu đãi riêng, giảm từ 0,5 – 1%/năm cho các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, xuất nhập khẩu… Ngân hàng cho biết, nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, đã giúp ngân hàng tiết giảm chi phí, thu hút được lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn, có lãi suất thấp, có điều kiện giảm lãi vay.
Theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, những đơn vị nào thực hiện giảm lãi suất cho vay và có thanh khản tốt sẽ được nhà điều hành ưu tiên nới “room” tín dụng.
Trước đó, các ngân hàng đã thông tin sẽ giảm lãi suất cho vay gồm Agribank, Vietcombank, HDBank và ACB.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, vào ngày 7/12 vừa qua, Hiệp hội đã có buổi làm việc và đề nghị các ngân hàng hội viên đồng thuận giữ mặt bằng lãi suất ổn định để đảm bảo an toàn hệ thống và hỗ trợ giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp, người dân, cũng như hỗ trợ lẫn nhau nguồn lực để thanh khoản hệ thống thông suốt. Bên cạnh đó, cần trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, đẩy mạnh truyền thông để dư luận hiểu và chia sẻ hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Thống kê cho thấy, đến nay đã có 12 ngân hàng cam kết giảm tiền lãi với số tiền là 3.312 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và người dân, với mức lãi suất giảm từ 0,5% – 3%/năm.
Nguồn: Vneconomy
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1164 về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở. Tại công điện nêu trên, Thủ tướng yêu cầu nhiều cơ quan thực hiện kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển.
Tại hội thảo “Động lực phát triển kinh tế Việt Nam 2023” do Báo Xây dựng tổ chức ngày 14/12, nhiều ý kiến cho rằng cần tiếp tục tháo gỡ nút thắt về nguồn vốn để thị trường bất động sản phát triển ổn định… Theo Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản.
Khoảng 40.000 tỷ đồng sẽ chảy vào bất động sản Ngày 5/12, Ngân hàng Nhà nước thông báo về việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho năm nay, với mức tăng 1,5-2%, tương đương 240.000 tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế. Trong một chương trình mới.